Đệ Tử Quy và Tụ học Phật pháp
Giám định : Lão pháp sư Tịnh Không. Chủ giảng : Thầy Thái Lễ Húc
Đệ Tử Quy và tu học Phật pháp – Thầy Thái Lễ Húc – Phần 5 – Video
Lấy đoạn “Đệ tử Nhập tắc Hiếu, Xuất tắc đễ, Cẩn nhi Tín, Phiếm ái chúng, Nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn” trong “Luận ngữ, Học nhi” làm tổng cương. Đệ Tử Quy được chia thành năm phần, cụ thể đưa ra những phép tắc tiêu chuẩn phải nghiêm chỉnh tuân theo của đệ tử khi ở nhà, ra ngoài, đối người, tiếp vật. Đây là lời lẽ dạy dỗ điều phải trái từ khi còn nhỏ, giáo dục “đệ tử” hiểu được việc giữ trọn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, tránh xa điều ác, siêng làm việc lành, giúp tạo nên gia phong gia đình trung hậu. Đây là tài liệu đầy đủ từ gia huấn, gia quy và gia giáo theo truyền thống Á Đông.
Về cơ bản, những câu trong Đệ Tử Quy có 3 từ, mỗi câu đều có gieo vần, những câu có 12 từ biểu đạt ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh. Tất cả gồm có 386 câu, tổng cộng có 90 dòng và 1080 từ. Nội dung súc tích dễ hiểu, được lưu truyền rất nhanh và ảnh hưởng rất rộng, được đọc tụng rộng rãi, chỉ đứng sau “Tam Tự Kinh”. “Cuốn sách phổ cập nhi đồng” không được xem trọng này đã làm nên tên tuổi của Lý Dục Tú.
Đệ Tử Quy tổng cộng có 1080 chữ, được phân thành 113 việc phải làm. Trong đó, “Hiếu” (Nhập tắc hiếu) có 24 mục, “Đễ” (Xuất tắc đễ) có 13 mục, “Cẩn” có 24 mục, “Tín” có 15 mục, “Phiếm ái chúng” có 21 mục, “Thân nhân” có 4 mục, “Học văn” (Dư sức học văn) có 12 mục.
“Đệ Tử” nghĩa là học trò, đệ tử. Người người đều là con cái, người người đều là đệ tử, vì vậy “Đệ tử” đề cập đến tất cả mọi người, “Đệ tử” không phải chỉ trẻ nhỏ, học trò của bậc thánh hiền đều gọi là đệ tử.
“Quy” là những đạo lý làm người, tiêu chuẩn của hành vi. “Quy” cũng là loại chữ hội ý, bên trái là chữ “phu”, bên phải là chữ “kiến”, đó chính là kiến giải của đại trượng phu. Đương nhiên, kiến giải của đại trượng phu nhất định là tùy thuận theo giáo dục của thánh hiền, cũng chính là chân lý của cuộc sống, để làm việc, để đối người tiếp vật. “Đệ Tử Quy”, chúng ta phải học thì mới giáo dục được con cái, “dạy dỗ con cái phải dạy mình trước”, muốn dạy con cho tốt thì trước hết phải nâng cao bản thân, bản thân phải học cho tốt, có như vậy mới làm được thân giáo tốt.
======================
“Đệ tử quy”, tên gốc là “Huấn Mông Văn”, là cuốn sách nhỏ được biên tập vào thời Khang Hy nhà Thanh bởi tiên sinh Lý Dục Tú. Sau này được ông Giả Tồn Nhân biên tập lại và đổi tên thành Đệ Tử Quy.
Nội dung của Đệ tử quy chủ yếu diễn giải câu thứ 6, phần Học Nhi của Luận Ngữ: “Học trò, trên thì hiếu thảo cha mẹ, dưới hòa thuận anh em, cẩn thận và uy tín trong cuộc sống, yêu thương mọi người, kết giao bạn bè tốt, có thêm thời gian và sức lực thì nên học tập thêm”.
Đệ Tử Quy được soạn theo thể câu 3 chữ, với 2 câu kết hợp thành một âm vận, rất dễ để đọc và học thuộc. Toàn bộ phần Đệ tử quy được chia thành 7 phần chính, nêu lên phép tắc của người con, người học trò, của một con người trong xã hội, bắt đầu từ việc Hiếu thuận với cha mẹ, sau đến việc anh em phải hoà thuận, rồi mở rộng ra đến từng cách đối nhân xử thế, đối người tiếp vật trong cuộc sống hàng ngày như: đức tính cẩn thận, uy tín, sự thương yêu với tất cả mọi người, kết giao bạn bè đến cách học tập…
Cuốn sách này gồm có 7 chương, 34 khổ, 1080 từ nhưng bao hàm trong đó đạo lý làm người sâu xa. Cuốn sách này không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà dành cho hầu hết người lớn chúng ta trong thời đại này. Nếu ai chịu nghe theo và thực hành theo, thì rất có lợi ích và rất có thọ dụng trong cuộc sống.
Để học và thực hành theo, ở đây chúng tôi cũng giới thiệu phần giảng giải của Tiến Sĩ Thái Lễ Húc, là người có thâm niên nhiều năm trong học tập và làm theo những lời dạy của Thánh Hiền, giúp cho mọi người hiểu rõ để có được một cuộc sống nhân sinh hạnh phúc.
Discussion about this post